Nên sử dụng bánh xe có tải trọng phù hợp với công việc để có hiệu quả tốt nhất. Tránh được những tác động ngoài ý muốn như rung, xóc khi xe đẩy chở nặng vượt chướng ngại vật hoặc ổ gà.
Bánh xe tải trọng nặng Nylon Footmaster GXT-100A-SF-MCD
*Thông tin sản phẩm:
*Lưu ý khi sử dụng bánh xe đẩy:
– Không chất quá tải trọng ghi trên Catalog và hướng dẫn của nhân viên bán hàng.
-Xếp hàng dàn đều căn cứ theo trọng tâm của xe đẩy. Không nên xếp hàng thiên về một bên, sẽ khó đẩy và dễ gây lật xe.
– Khi vận hành xe đẩy có lắp bánh xe cố định, bạn tránh tác động lực ngang vào bánh xe loại này. Nếu lực tác động mạnh hoặc lâu dài sẽ khiến bánh xe bị vặn, xoắn gây lệch trục làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
-Không đẩy xe trên cầu thang, bánh xe rất dễ bị hư hỏng do các lực tác động không tự nhiên: rung chấn, lực quán tính khi xe “rơi” từ bậc trên xuống bậc dưới.
-Xe đẩy nên vận hành ở mặt đường tốt. Mặt đường không bằng phẳng, nhiều gờ mấu sẽ rất hại cho bánh xe: lốp có thể bị bong, trầy xước, xe đẩy vận hành xóc và nặng nề.
-Không móc nối xe đẩy tay với xe kéo, xe điện. Hoặc phải đảm bảo di chuyển chậm, tăng tốc từ từ và không vượt quá tốc độ 4 – 6 km/h. Xe đi trên làn đuờng riêng hoặc có vật phân cách để tạo khoảng cách an toàn cho người xung quanh.
–Sử dụng xe đẩy đúng mục đích. Không leo trèo, đùa nghịch trên xe.
-Kiểm tra bánh xe có ở trạng thái khóa hay không trước khi đẩy.
-Thiết kế của khóa chỉ cần lực tác động bình thường của chân người sử dụng, tuyệt đối không dùng vật nặng gõ, đập vào khóa có thể gây trật gá lắp khóa.
-Nhấn khóa khi dừng, đỗ xe đẩy ở những nơi có địa thế dốc. Ngoài ra cần đặt thêm biển báo cảnh báo cho người xung quanh biết xe có thể bị trôi dốc.
-Chú ý ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới hoạt động bình thường của bánh xe, xe đẩy.