Không thể phủ nhận được sự cần thiết sử dụng xe đẩy hàng trong siêu thị . Điều này đã trở thành thói quen của người tiêu dùng ở tất cả các nơi trên thế giới. Khi bước chân vào siêu thị điều đầu tiên khách hàng tìm đến đó là một chiếc xe đẩy chứ không phải các gian hàng bày bán sản phẩm. Đặc biệt, đối với các bà mẹ khi đi siêu thị đây sẽ là phương tiện lý thú dùng để đẩy em bé vừa có thể mua sắm và vừa có thể quan sát, không bị lạc do tính khá nghịch ngợm chạy lung tung của các bé.
Trẻ em rất hay nghịch dại khi được ngồi trên xe đẩy mua hàng tại siêu thị. Nhưng khi bị đẩy nhanh trên lối đi, việc để trẻ ngồi trên xe trong khi vội lấy hàng có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bất chấp những hướng dẫn mới về an toàn, số vụ tai nạn thương tích do xe đẩy mua hàng vẫn tăng đều đặn, với hơn 24.000 trẻ phải đi cấp cứu do tai nạn liên quan đến xe đẩy mua hàng mỗi năm.
Những đứa trẻ thích được đu lên xe và trượt dọc ngang khắp nơi hay được ngồi vào bên trong để bố mẹ đẩy xe. Những chiếc bánh xe nhỏ, ít được bôi trơn của xe đẩy hàng khiến chiếc xe dễ bị kẹt. Nếu xe đang lao nhanh, bé sẽ bị giật ngược lại hoặc ngã từ trên xe xuống.
Trẻ con thường không lường trước được các nguy cơ tiềm tàng từ xe đẩy và không ngại thử cảm giác mạnh. Mẹ cũng không nên cho bé đứng trên xe đẩy vì nếu trọng lực không cân bằng sẽ khiến xe bị lật và bé có thể ngã văng ra ngoài.
Tại Mỹ, xe đẩy hàng siêu thị là nguyên nhân khiến cho 24.000 trẻ nhỏ bị thương mỗi năm. Song các bậc phụ huynh vẫn còn khá chủ quan và chưa nhận thức được nhiều về vấn đề này.
Theo số liệu trên trẻ em từ 15 tuổi trở xuống bị tai nạn do xe đẩy mua hàng phải đi cấp cứu từ năm 1990 đến 2011, ước tính có 530.494 trẻ bị thương, trung bình 24.113 trẻ mỗi năm hay 66 trẻ mỗi ngày. Phần lớn những trẻ này (70,4%) bị thương do ngã từ xe đẩy và 78% số thương tích là ở đầu. Các nhà nghiên cứu thấy rằng số trường hợp bị chấn động não và các chấn thương sọ não kín khác tăng nhiều nhất, từ 3.483 năm 1990 lên 12.333 năm 2011. Những nguyên nhân khác gây tai nạn là va phải xe, lật xe và bị thương do trẻ bị mắc kẹt trong xe.
Theo giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tai nạn Thương tích tại Bệnh viện Nhi Quốc gia (Mỹ) thì “nhóm đối tượng gây lo ngại nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi.” 85% số trẻ trong nghiên cứu là dưới 4 tuổi, khiến trẻ có nguy cơ chịu hậu quả xấu từ chấn động não hơn trẻ lớn, nhất là nếu tai nạn đã từng xảy ra trước đó. Một nghiên cứu từ tháng 6 mấy năm trước thấy rằng trẻ em và người lớn từ 11 đến 22 tuổi bị chấn động não lặp lại mất thời gian hồi phụ lâu hơn – khoảng 35 ngày. Đồng thời, một nghiên cứu khác thấy rằng trẻ bị chấn thương hoặc chấn động não dễ bị trầm cảm gấp hai lần.
Điều này đã báo động cho chúng ta phải hành động, cần nâng cao khả năng nhận thức của người dân khi tham gia mua sắm có trẻ nhỏ đi cùng trong công tác sử dụng xe đẩy trong siêu thị.
Trung tâm Nghiên cứu Tai nạn thương tích đã gợi ý một số biện pháp thận trọng:
– Chọn cách khác thay cho việc đặt bé trong xe đẩy mua hàng mỗi khi có thể.
– Chú ý đến mọi cử động của bé khi ở trên xe.
– Không đi quá xa khỏi xe trong khi bé đang ở trong xe.
– Không đặt những đồ vật chuyên chở bé, như ghế ngồi xe hơi, lên trên xe đẩy mua hàng. Nếu bé chưa đủ lớn để ngồi vững trong chỗ ngồi của xe thì không nên để trẻ ở đó.
Kết: Các bậc phụ huynh chú ý khi đi mua sắm cùng với các bé nhé. An toàn là trên hết phải không ạ. Mọi điều đều có thể hạn chế tối đa khi chúng ta chú ý và để tâm hơn.
Bài viết xem thêm: Xe đẩy hàng và các nguyên tắc đảm bảo an toàn
Nguồn: sưu tầm